Ngày nay, khi thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp ngày càng đơn giản, nhiều người có ý định góp vốn với nhau để xây dựng công ty. Điều này được nhà nước khuyến khích vì nó ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế. Để hợp thức hóa việc này và tránh các mâu thuẫn phát sinh, bài viết giới thiệu đến bạn mẫu biên bản góp vốn thành lập công ty cổ phần chính xác nhất.
Nội dung bài viết
- 1 Biên bản góp vốn là gì?
- 2 Biên bản góp vốn sử dụng để làm gì?
- 3 Cách lập mẫu biên bản góp vốn chi tiết nhất
- 4 Một số lưu ý khi tạo mẫu biên bản góp vốn
- 5 Nội dung biên bản thỏa thuận góp vốn thành lập công ty cổ phần
- 6 Mẫu Biên bản góp vốn thành lập công ty cổ phần như thế nào?
- 7 Có bắt buộc phải lập biên bản thỏa thuận góp vốn công ty cổ phần không?
Biên bản góp vốn là gì?
Trước khi tìm hiểu khái niệm biên bản góp vốn, bạn cần hiểu cổ đông sáng lập trong công ty cổ phần là gì. Đây là đối tượng sở hữu ít nhất một cổ phần phổ thông và là người có chữ ký trong danh sách cổ đông sáng lập. Hiểu đơn giản là người cùng góp vốn thành lập công ty cổ phần ban đầu.
Biên bản góp vốn thành lập công ty cổ phần là thỏa thuận góp vốn của các cổ đông sáng lập ghi nhận nội dung về phần vốn góp của mỗi người. Sau khi biên bản được thành lập, các đối tượng thỏa thuận sẽ có nghĩa vụ và quyền lợi với số vốn đã bỏ ra khi hợp tác kinh doanh. Thời gian lập văn bản là trước khi cùng nhau mở công ty cổ phần và được ký kết bởi tất cả các thành viên.
Biên bản góp vốn sử dụng để làm gì?
Không phải ngẫu nhiên mà thuật ngữ “biên bản góp vốn” được sử dụng và trở nên quan trọng với lĩnh vực kinh doanh. Văn bản này có ý nghĩa vô cùng quan trọng với cả những người thành lập công ty và sự phát triển của doanh nghiệp sau này. Biên bản ghi nhận thỏa thuận góp vốn của các thành viên khi cùng hợp tác kinh doanh, đồng thời:
- Xác định trách nhiệm của các bên với công ty và hoạt động kinh doanh trong quá trình công ty hoạt động;
- Làm căn cứ để giải quyết khi có tranh chấp phát sinh đến phần vốn góp;
- Là một trong những tài liệu cần thiết ràng buộc trách nhiệm của cổ đông sáng lập với doanh nghiệp;
- Khi cổ đông muốn chuyển nhượng cổ phần cần có văn bản này;
- Thực hiện một số công việc khác liên quan đến sự phát triển của doanh nghiệp; thực hiện các thủ tục liên quan đến vấn đề pháp lý theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
- Bảo vệ quyền lợi của các bên trong thời gian doanh nghiệp chưa thành lập và hoạt động.
Mặc dù việc thỏa thuận góp vốn thành lập công ty cổ phần rất quan trọng nhưng không phải ai cũng lưu ý đến điều này. Chính vì thế, hàng năm có rất nhiều vụ tranh chấp diễn ra do mâu thuẫn phát sinh trong quá trình doanh nghiệp hoạt động. Khi Tòa án cần cung cấp văn bản chứng minh phần vốn góp để giải quyết, đa số các bên đều không thể xuất trình.
Xem thêm thủ tục thành lập công ty cổ phần: Tại đây!!!
Cách lập mẫu biên bản góp vốn chi tiết nhất
Để lập mẫu biên bản góp vốn chính xác và chi tiết, bạn cần thực hiện các bước sau:
- Thỏa thuận tất cả các vấn đề có liên quan trước khi lập biên bản chính thức;
- Tham khảo mẫu biên bản góp vốn thành lập công ty cổ phần từ các văn bản pháp luật hoặc nhờ luật sư tư vấn;
- Điền thông tin theo trình tự từ trên xuống dưới để không bỏ sót bất cứ điều khoản nào;
- Ghi rõ tất cả các thông tin, không viết tắt (trừ thành phố), chỉ sử dụng một loại bút và mực duy nhất trong toàn văn bản; Không tẩy xóa hay gạch chữ trong biên bản góp vốn;
- Sau khi lập biên bản, các bên cần kiểm tra kỹ càng trước khi ký kết, in thành nhiều bản và mỗi bên giữ một bản.
Chẳng hạn, với phần thông tin cá nhân đầu tiên, bạn có thể điền như sau:
Họ và Tên: Nguyễn Văn A
Ngày sinh: 20 – 12 – 1980
Hộ khẩu thường trú: Số 27 Đường Tống Văn Hên, Phường 15, Quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh
Chỗ ở hiện tại: Số 27 Đường Tống Văn Hên, Phường 15, Quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh
CMND số: 123456789
Số cổ phần được quyền biểu quyết: 20 cổ phần.
Một số lưu ý khi tạo mẫu biên bản góp vốn
Mặc dù việc soạn thảo biên bản góp vốn thành lập công ty dựa trên ý chí của các bên, nhưng khi bắt tay thực hiện, bạn có thể gặp một số vấn đề. Đầu tiên, để văn bản có rõ ràng và đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ của cổ đông, thông tin cá nhân phải đầy đủ. Đặc biệt, số CMND/CCCD không được phép sai lệch vì có thể dẫn đến nhầm lẫn với cá nhân khác.
Bạn hãy lập biên bản một cách chi tiết nhất có thể, bao gồm cả ngành nghề kinh doanh mà công ty hướng đến. Mặc dù tất cả những thông tin này sẽ được ghi đầy đủ trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, tuy nhiên trong biên bản vẫn phải thể hiện rõ. Bởi nó có ảnh hưởng đến quá trình sử dụng vốn sau khi doanh nghiệp thành lập.
Và để chắc chắn nhất về quyền và nghĩa vụ của các bên, bạn nên tham khảo các văn bản pháp luật có liên quan đến việc góp vốn thành lập công ty cổ phần. Chúng bao gồm Bộ luật dân sự, Luật doanh nghiệp và một số thông tư, nghị định khác.
Nội dung biên bản thỏa thuận góp vốn thành lập công ty cổ phần
Tùy vào ý chí của các bên mà biên bản thỏa thuận góp vốn thành lập doanh nghiệp sẽ có những điều khoản khác nhau. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng trong một biên bản cần phải có đầy đủ các nội dung cơ bản sau:
- Ngày, tháng, năm và địa chỉ lập biên bản;
- Thông tin cá nhân của những người tham gia góp vốn thành lập doanh nghiệp gồm: họ và tên, ngày sinh, địa chỉ thường trú, quốc tịch, dân tộc và số CMND/CCCD;
- Thỏa thuận góp vốn gồm: tài sản góp vốn, phương thức góp vốn, giá trị phần vốn góp, thời gian cam kết góp đủ vốn;
- Thỏa thuận người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần;
- Phần chữ ký của các cổ đông sáng lập nên công ty cổ phần.
Ở một số doanh nghiệp, biên bản góp vốn còn có phần thỏa thuận chức danh của các cổ đông như Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc, Phó Giám đốc,… Những nội dung khác tùy vào nhu cầu của các doanh nghiệp và người tham gia góp vốn thành lập.
Mẫu Biên bản góp vốn thành lập công ty cổ phần như thế nào?
Có bắt buộc phải lập biên bản thỏa thuận góp vốn công ty cổ phần không?
Mặc dù theo quy định của Luật Doanh Nghiệp 2020, khi thành lập công ty cổ phần, biên bản góp vốn không phải văn bản bắt buộc. Tuy nhiên, bởi vì nó là bằng chứng của ý chí và thỏa thuận của các bên nên vẫn cần được thực hiện. Bên cạnh đó, hình thức góp vốn bằng lời nói sẽ không chắc chắn bằng văn bản, nên để đảm bảo quyền và nghĩa vụ, bạn vẫn nên soạn thảo biên bản.
Ngoài ra, trong hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, bạn cần cung cấp điều lệ của công ty để cơ quan có thẩm quyền xét duyệt. Trong phần điều lệ sẽ có nội dung vốn góp của các cổ đông sáng lập và cổ phần phổ thông tương ứng. Để chứng minh phần vốn góp, bạn cần có biên bản góp vốn thành lập công ty cổ phần có chữ ký của các thành viên.
Xem thêm dịch vụ thành lập công ty Việt Pro: Tại đây
Ngoài ra, biên bản góp vốn còn là bằng chứng để bảo vệ quyền và nghĩa vụ của các bên trong thời điểm công ty chưa thể thành lập. Tức là sau khi đã ký kết và góp vốn với nhau, vì một lý do nào đó mà việc nộp hồ sơ có vấn đề, văn bản này sẽ giúp bạn giữ được vốn. Việc này giúp tránh các mâu thuẫn phát sinh trong quá trình thực hiện việc thành lập doanh nghiệp.
Trên đây là thông tin về mẫu biên bản góp vốn thành lập công ty cổ phần chính xác nhất 2021 cho bạn tham khảo. Hy vọng với những chia sẻ này, bạn sẽ có được kiến thức hữu ích áp dụng vào quá trình xây dựng và phát triển doanh nghiệp. Nếu đang có nhu cầu được tư vấn về các thủ tục pháp lý có liên quan đến công việc kinh doanh, bạn hãy liên hệ với Việt Pro để được hỗ trợ nhé.
Việt Pro dịch vụ doanh nghiệp: Chuyên nghiệp – Am hiểu – Tinh gọn – Đồng hành – Chi phí hợp lý.