Thành lập chi nhánh công ty

Theo quy định pháp luật doanh nghiệp hiện hành, một số loại hình doanh nghiệp có khả năng thành lập chi nhánh công ty. Tuy vậy, thủ tục thành lập sẽ khác nhau với từng loại hình khác nhau. Cùng VietPro tìm hiểu rõ hơn về thủ tục và những lưu ý khi mở chi nhánh công ty qua bài viết dưới đây nhé!

Thành lập chi nhánh cần phải biết điều gì?

Doanh nghiệp để mở chi nhánh công ty cần thực hiện thủ tục thành lập chi nhánh công ty. Tuy vậy, trước đó bạn sẽ cần phải lưu ý một số thông tin dưới đây.

Đặt tên cho chi nhánh công ty

Doanh nghiệp sẽ cần phải điền tên chi nhánh cùng tên viết tắt (nếu có) khi đăng ký thành lập chi nhánh công ty. Theo đó, tên đặt sẽ bao gồm chữ “Chi Nhánh” chứa trong tên gọi. Tên chi nhánh được viết bằng các chữ cái trong bảng tiếng Việt cùng chữ F, J, Z, W cùng các ký hiệu, chữ số. Tên chi nhánh cần phân biệt, không trùng lặp hoặc dễ gây nhầm lẫn với các chi nhánh khác trong phạm vi lãnh thổ.

dat-ten-cho-chi-nhanh-cong-ty-truoc-khi-dang-ky-thanh-lap
Đặt tên cho chi nhánh công ty trước khi đăng ký thành lập

Trụ sở chi nhánh công ty

Địa chỉ cụ thể về trụ sở đặt chi nhánh là nội dung quan trong trong thủ tục mở chi nhánh công ty. Thông tin trụ sở cần điền bao gồm: số nhà, đường, thôn, xã, huyện/thị trấn, tỉnh. Theo đó, doanh nghiệp lưu ý rằng pháp luật không có phép đăng ký trụ sở chi nhánh tại các khu nhà tập thể hoặc chung cư. Ngoài ra, với một số ngành nghề hoạt động đặc biệt, pháp luật còn quy định rõ về các khu vực được đặt trụ sở chi nhánh công ty.

Nội dung hoạt động chi nhánh công ty

Các doanh nghiệp (bao gồm cả chi nhánh) phải hoạt động kinh doanh theo đúng ngành, nghề kinh doanh mà mình đăng ký. Theo đó, doanh nghiệp sẽ cần lựa chọn nội dung hoạt động của chi nhánh (ngành nghề hoạt động). Nội dung này cần đăng ký và liệt kê kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền.

chuan-bi-noi-dung-hoat-dong-cua-chi-nhanh-cong-ty
Chuẩn bị nội dung hoạt động của chi nhánh công ty (ngành nghề kinh doanh)

Người đứng đầu chi nhánh công ty

Đại diện cho chi nhánh công ty (người đứng đầu) là một nội dung vô cùng quan trong khi đăng ký thành lập chi nhánh công ty. Theo đó, pháp luật hiện hành đã có liệt kê những đối tượng không được làm người đại diện cho chi nhánh như:

  • Cán bộ công viên chức nhà nước;
  • Sĩ quan và hạ sĩ quan, quân nhân/công nhân/ viên chức làm quốc phòng;
  • Lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ doanh nghiệp nhà nước;
  • Người chưa thành niên (hoặc, người mất/ hạn chế năng lực hành vi dân sự), với đại diện là tổ chức thì hạn chế với tổ chức không có tư cách pháp nhân;
  • Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chịu phạt hành chính tại cơ sở bắt buộc, đang chấp hành phạt tù,….

Thủ tục, hồ sơ thành lập chi nhánh các loại hình doanh nghiệp

Doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục mở chi nhánh công ty TNHH, cổ phần,… sẽ cần chuẩn bị hồ sơ và một số giấy tờ liên quan. Cụ thể hồ sơ bao gồm:

  • Thông báo thành lập chi nhánh (có chữ ký của người đại diện theo pháp luật);
  • Quyết định thành lập chi nhánh của chủ sở hữu (với TNHH MTV), hội đồng thành viên (với TNHH hai thành viên trở lên), đại hội đồng cổ đông (với công ty Cổ phần), các thành viên (với công ty hợp danh);
  • Biên bản cuộc họp về việc thành lập chi nhánh công ty (trừ công ty TNHH MTV và doanh nghiệp tư nhân);
  • Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu/ người đại diện chi nhánh công ty;
  • Giấy tờ chứng thực về người đứng đầu chi nhánh công ty;
  • Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề được yêu cầu với một số nghề của người đứng đầu được pháp luật yêu cầu;
  • Giấy ủy quyền cho người thực hiện thủ tục mở chi nhánh công ty.

Quy trình thành lập chi nhánh công ty

Về cơ bản, để thành lập chi nhánh công ty bạn cần tiến hành đăng ký trực tiếp tại phòng đăng ký kinh doanh. Hoặc, bạn cũng có thể đăng ký và thực hiện các bước được hướng dẫn trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để đăng ký thành lập chi nhánh công ty online.

dang-ky-truc-tiep-tai-phong-dang-ky-kinh-doanh
Đăng ký trực tiếp tại Phòng đăng ký kinh doanh

Quy trình thành lập chi nhánh công ty được trực tiếp tại Phòng đăng ký kinh doanh được thực hiện như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ cần thiết cho thủ tục mở chi nhánh công ty;
  • Bước 2: Người đại diện theo pháp luật (có thể là người đại diện theo ủy quyền) tiến hành nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh cấp Tỉnh/ Thành phố nơi thành lập chi nhánh.
  • Bước 3: Cán bộ tiếp nhận và kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và nhận biên nhận.
  • Bước 4: Nhận kết quả sau 3 ngày làm việc.

Theo đó, kết quả có thể là Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động (chứng nhận mở chi nhánh công ty thành công) nếu hồ sơ hợp lệ. Hoặc, doanh nghiệp có thể sẽ nhận được thông báo về việc sửa đổi, bổ sung nếu hồ sơ chưa hợp lý.

Lệ phí thành lập chi nhánh là bao nhiêu?

Cùng với việc chuẩn bị hồ sơ hợp lệ, doanh nghiệp cũng cần chuẩn bị lệ phí khi đăng ký thành lập doanh nghiệp. Lệ phí được đóng trực tiếp khi tiến hành đăng ký trực tiếp tại Phòng đăng ký kinh doanh. Lưu ý, đây là nội dung bắt buộc để hồ sơ hợp lệ và doanh nghiệp được nhận giấy chứng nhận đăng ký hoạt động. Theo đó, lệ phí sẽ là 100.000 VNĐ cho mỗi lần đăng ký mở chi nhánh công ty.

Sau khi thành lập chi nhánh bạn cần phải làm gì?

Sau khi thành lập chi nhánh, doanh nghiệp sẽ cần lưu ý một số thủ tục bắt buộc như sau:

  • Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp cần tiến hành thay đổi nội dung đăng ký hoạt động kinh doanh chi nhánh trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có quyết định;
  • Gửi thông tin đăng ký hoạt động cho cơ quan quản lý thuế trực tiếp của chi nhánh công ty. Theo đó, nếu chi nhánh công ty được đặt ở tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương, bạn sẽ cần chuẩn bị và nộp hồ sơ khai thuế ban đầu cho cơ quan thuế.
ke-khai-va-nop-thue
Kê khai và nộp thuế

Ngoài ra, sau khi nhận được quyết định thành lập, doanh nghiệp cần thực hiện một số nghĩa vụ thuế trước khi tiến hành hoạt động. Cụ thể bao gồm:

  • Thuế môn bài;
  • Thuế thu nhập doanh nghiệp;
  • Thuế giá trị gia tăng.

Dịch vụ thành lập chi nhánh công ty ưu đãi trọn gói

Thoạt nhìn, quy trình đăng ký thành lập chi nhánh công ty là một quy trình đơn giản, thực hiện nhanh chóng. Tuy vậy, hồ sơ đăng ký nếu không chỉn chu, đầy đủ, doanh nghiệp sẽ mất nhiều thời gian sửa chữa và liên hệ với Phòng đăng ký kinh doanh. Ngoài ra, các thủ tục bắt buộc sau khi thành lập và nghĩa vụ thuế cũng là vấn đề nan giải mà nhiều doanh nghiệp gặp phải hiện nay.

Hiểu được điều đó, VietPro hiện cung cấp dịch vụ thành lập chi nhánh công ty ưu đãi trọn gói phục vụ khách hàng. Chúng tôi luôn nỗ lực mang sự chuyên nghiệp, nhanh nhẹn và chu đáo để quy trình thành lập chi nhánh công ty của doanh nghiệp được diễn ra nhanh chóng, hiệu quả nhất.

Ngoài ra, với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thuế, VietPro cũng là đơn vị chia sẻ nhiều gánh nặng trong quá trình quản lý và khai báo thuế cho nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ hiện nay. Do đó, nếu bạn đang tìm kiếm đơn vị thành lập chi nhánh công ty ưu đãi trọn gói và có khả năng cộng tác lâu dài, VietPro sẽ là gợi ý hoàn hảo dành cho bạn.

Thành lập doanh nghiệp là thủ tục phức tạp từ quy trình chuẩn bị hồ sơ, đăng ký tại cơ quản lý nhà nước. Để quá trình đăng ký hiệu quả và nhanh chóng, VietPro chính là đơn vị cung cấp dịch vụ trọn gói uy tín, chuyên nghiệp dành cho bạn.

Những việc cần làm ngay sau khi thành lập công ty mà bạn không nên bỏ qua

 

Bài viết liên quan