Trong những năm gần đây, ngành du lịch là một trong những lĩnh vực đầu tư tiềm năng của Việt Nam. Hơn nữa trong tương lai, loại hình dịch vụ này sẽ càng trở nên đa dạng và phát triển hơn. Vì vậy, việc đầu tư và thành lập công ty du lịch sẽ là một hướng đi hoàn hảo. Vậy trước tiên, hãy cùng khám phá những yêu cầu cũng như thủ tục để thành lập công ty.
Nội dung bài viết
- 1 Điều kiện thành lập công ty du lịch nội địa
- 2 Các ngành nghề kinh doanh khi xin giấy phép kinh doanh cho công ty du lịch
- 3 Thủ tục hồ sơ thành lập công ty du lịch, lữ hành
- 4 Quy trình thủ tục thành lập công ty du lịch
- 5 Chia sẻ kinh nghiệm mở công ty du lịch thành công nhanh chóng
- 6 Lưu ý khi kê khai vốn điều lệ công ty du lịch
Điều kiện thành lập công ty du lịch nội địa
Có thể nói, để quảng bá được du lịch Việt Nam đến với bạn bè quốc tế, sự vững chãi của các công ty nội địa chiếm vai trò không nhỏ. Vậy để công ty du lịch nội địa đi vào hoạt động, chủ doanh nghiệp cần phải đáp ứng các điều kiện để thành lập công ty du lịch như sau:

Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;
Có phương án kinh doanh lữ hành nội địa rõ ràng, có chương trình du lịch cho khách nội địa cụ thể;
Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành tại ngân hàng thương mại, hợp tác xã hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
Người phụ trách phải tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành lữ hành, có kinh nghiệm quản lý và đưa ra hướng hoạt động có tiềm năng;
Người điều hành công ty phải có ít nhất 3 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực;
Công ty kinh doanh lữ hành nội địa không được kinh doanh lữ hành quốc tế.
Xem thêm dịch vụ thành lập doanh nghiệp Việt Pro: Tại đây!!!
Các ngành nghề kinh doanh khi xin giấy phép kinh doanh cho công ty du lịch
Đây là một ngành đang có tiềm năng phát triển và không có giới hạn. Mọi cá nhân có khả năng tài chính đều có thể đầu tư. Bởi lẽ, du lịch đang là hướng đi đặc biệt mang lại nhiều giá trị lợi ích cho mọi người. Một số ngành nghề kinh doanh khi xin giấy phép kinh doanh với các mã số như sau:
– Mã 7920 – Dịch vụ hỗ trợ liên quan đến tổ chức tour du lịch;
– Mã 7911 – Đại lý du lịch;
– Mã 5229 – Hoạt động dịch vụ liên quan đến vận tải;
– Mã 5510 – Dịch vụ lưu trú ngắn ngày;
– Mã 7310 – Quảng cáo;
– Mã 7320 – Nghiên cứu thị trường và thăm dò dư luận;
– Mã 4932 – Vận tải hành khách đường bộ;
– Mã 8230 – Tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại.
Thủ tục hồ sơ thành lập công ty du lịch, lữ hành
Bất cứ lĩnh vực kinh doanh nào khi muốn thành lập công ty cũng cần phải hoàn thành mọi thủ tục hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Đây là bước cơ bản đầu tiên để xây dựng và phát triển công ty. Đối với ngành du lịch cũng không ngoại lệ.

Để mở công ty du lịch lữ hành nội địa không chỉ cần phải có giấy phép kinh doanh, giấy phép đủ điều kiện thành lập công ty du lịch. Hơn thế, doanh nghiệp còn cần chuẩn bị giấy tờ hồ sơ gửi lên phòng đăng ký kinh doanh và sở Văn hoá & Du lịch.
Một bộ hồ sơ đăng ký kinh doanh gửi tại cơ quan tỉnh/thành phố nơi công ty đặt làm trụ sở chính gần phải bao gồm những loại giấy tờ sau:
– Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh theo mẫu quy định;
– Danh sách thành viên công ty;
– Điều lệ do công ty soạn thảo và chứng minh nhân dân photo công chứng của người đại diện pháp luật;
– Sau khi đã có giấy phép đăng ký kinh doanh công ty tiến hành khắc dấu, đăng ký hồ sơ thuế.
Tại sở Văn hoá & Du lịch, doanh nghiệp đề nghị cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa. Hồ sơ bao gồm:
– Đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh lữ hành;
– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bản sao có chứng thực;
– Giấy chứng nhận ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành;
– Giấy tờ chứng nhận trình độ của người làm chủ doanh nghiệp.
Quy trình thủ tục thành lập công ty du lịch
Sau khi chuẩn bị đầy đủ giấy tờ hồ sơ, doanh nghiệp cần tiến hành các quy trình thủ tục thành lập công ty. Trình tự các bước mở công ty du lịch lữ hành nội địa cụ thể như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ thành lập công ty
Để thành lập doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa, tổ chức cá nhân bắt buộc phải xin cấp giấy phép kinh doanh. Hồ sơ thành lập được nộp tại sở Kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp dự định đặt trụ sở chính.

Thông thường, yêu cầu sẽ được giải quyết trong vòng từ 3 – 6 ngày làm việc. Mức độ nhanh chóng của công việc phụ thuộc vào sự hoàn chỉnh và chính xác của các loại giấy tờ mà bạn đã chuẩn bị. Vì vậy, hãy xem xét thật kỹ càng, tránh sai sót trước khi nộp hồ sơ.
Bước 2: Thông báo thông tin đăng ký doanh nghiệp
Bất cứ một doanh nghiệp/công ty nào sau khi được phê duyệt quyết định thành lập cũng đều cần phải thông báo công khai trên cổng thông tin quốc gia. Trong 30 ngày kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký, thủ tục này sẽ được hoàn tất. Nội dung sẽ bao gồm các thông tin được ghi nhận trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Bước 3: Khắc dấu và công bố mẫu dấu
Doanh nghiệp có thể tự mình khắc dấu và thông báo về việc sử dụng mẫu dấu cho sở Kế hoạch và đầu tư. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể tự quyết định hình thức, số lượng và nội dung con dấu nhưng phải thể hiện tên và mã số doanh nghiệp.

Chia sẻ kinh nghiệm mở công ty du lịch thành công nhanh chóng
Kinh doanh về du lịch là một trong những loại hình kinh doanh rất phát triển của nước ta nhờ ưu thế về điều kiện tự nhiên. Chia sẻ với mọi người một vài kinh nghiệm mở công ty du lịch giúp bạn tận dụng nhiều cơ hội trong kinh doanh.
Xây dựng thương hiệu truyền thống và online
Khi mới thành lập công ty, doanh nghiệp cần chú ý xây dựng tên doanh nghiệp dễ nhớ, dễ đọc, ngắn gọn và có ý nghĩa. Cần phải áp dụng phù hợp các hình thức quảng bá, marketing để phát triển công ty.
Marketing truyền thống là bán hàng và giữ mối quan hệ khách hàng, còn Marketing Online là xây dựng và phát triển thương hiệu trên không gian mạng. Sự kết hợp hai loại hình marketing này tạo nên lượng khách ổn định trong hiện tại và tương lai.
Am hiểu pháp luật, nắm vững thị trường
Việc am hiểu pháp luật giúp mở ra những cơ hội làm ăn lành mạnh, bền vững. Từ đó tránh được những tình trạng rủi ro, thua lỗ trong quá trình kinh doanh. Bên cạnh đó, việc nắm vững thị trường, thị hiếu khách hàng giúp giải quyết bài toán về nguồn cung cầu.
Lên kế hoạch chiến lược lâu dài chi tiết
Những vấn đề quan trọng khi mở công ty du lịch chính là hoạch định tài chính, địa điểm kinh doanh, phân bố nhân công. Để công ty vững mạnh, mọi thứ phải thật chỉnh chu, liền mạch và phù hợp.
Chính vì vậy, doanh nghiệp cần có kế hoạch dự phòng và tính toán tỉ mỉ phương án để tìm cách khắc phục và tháo gỡ. Đồng thời, doanh nghiệp cần xác định hướng đi lâu dài cho công ty để ổn định và phát triển.
Các câu hỏi thường gặp khi mở công ty du lịch
Trong quá trình thành lập công ty du lịch lữ hành, không ít cá nhân và doanh nghiệp gặp khó khăn ở bước khởi đầu. Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp khi mở công ty du lịch mà các doanh nghiệp cần lưu ý:

Mở công ty du lịch lữ hành cần bao nhiêu vốn?
Chi phí thành lập công ty phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau bao gồm chi phí kinh doanh – sản xuất, chi phí nhân công, chi phí quảng cáo… Để đảm bảo quy trình pháp lý vừa tiết kiệm nhất vừa phát triển nhanh chóng cần liên hệ các công ty Luật uy tín. Điều này giúp việc lựa chọn chi phí phù hợp so với năng lực và nguồn vốn sẵn có của công ty dịch vụ du lịch.
Thành lập công ty mất bao lâu?
Thời gian để hoàn thành thủ tục thành lập công ty thường trong thời hạn 3 ngày. Điều này được nêu rõ tại quy định của bộ Luật doanh nghiệp năm 2014 khoản 3 điều 31. Thời gian khắc con dấu, đăng ký mẫu con dấu từ 1 – 3 ngày. Tổng thời gian để xin giấy phép đến xuất hoá đơn cho khách khoảng 15 – 25 ngày làm việc.
Lưu ý khi kê khai vốn điều lệ công ty du lịch
Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản khi thành lập công ty và phải tự kê khai dựa trên số vốn thực. Tùy vào hình thức thành lập công ty mà số vốn này thuộc sở hữu cá nhân hay nhiều cá nhân đóng góp. Một số điều cá nhân, doanh nghiệp cần lưu ý khi kê khai vốn điều lệ công ty du lịch:
– Thời gian góp vốn 90 ngày kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
– Hình thức nộp chuyển khoản với tổ chức và tiền mặt hoặc chuyển khoản với cá nhân;
– Công ty kê khai không trung thực về góp vốn điều lệ bị phạt 10 – 15 triệu đồng;
– Quá thời hạn đăng ký giấy chứng nhận doanh nghiệp 30 ngày phạt 1 – 5 triệu đồng.
Việc thành lập công ty du lịch khó hay dễ phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tuy nhiên trước hết hãy có bước khởi đầu thật suôn sẻ bằng cách hoàn thành nhanh chóng thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo các bước mà chúng tôi đã chia sẻ.