Thành lập công ty xuất nhập khẩu

Xuất nhập khẩu là một trong những lĩnh vực kinh doanh đang được nhiều cá nhân và doanh nghiệp lựa chọn hiện nay. Bạn nhận thấy đây sẽ là một mảnh đất màu mỡ, có tiềm năng và muốn khai thác chúng? Tuy nhiên, chắc chắn rằng sẽ còn rất nhiều vấn đề mà bạn chưa nắm rõ. Vậy hãy bỏ túi những kinh nghiệm thành lập công ty xuất nhập khẩu dưới đây để có sự chuẩn bị tốt nhất. 

Các loại hình công ty hiện nay

Mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ có cách hoạt động khác nhau. Hiện nay, theo Luật doanh nghiệp 2014, chúng ta có 5 loại hình doanh nghiệp với những ưu nhược điểm khác nhau. Điểm qua những loại hình công ty phổ biến được nhiều cá nhân tổ chức lựa chọn thành lập hiện nay nhé!

Doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do 1 cá nhân thành lập, xây dựng và chịu trách nhiệm pháp lý cũng như quản lý doanh nghiệp. Người này cũng người làm chủ và tự chịu trách nhiệm với toàn bộ tài sản của mình. Với hình thức này, người chủ được phát huy toàn bộ quyền làm chủ của mình. Lợi nhuận của việc kinh doanh thuộc quyền sở hữu hoàn toàn của người chủ công ty.

loai-hinh-doanh-nghiep-tu-nhan
Loại hình doanh nghiệp tư nhân

Tuy nhiên, khi đã thành lập công ty tư nhân, họ không có quyền phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào. Đồng thời họ cũng không thể cùng một lúc là thành viên của các công ty hợp danh khác. Do đó, bạn cần cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định mở doanh nghiệp với hình thức này. 

>>>Xem thêm: Dịch vụ thành lập doanh nghiệp tư nhân

Công ty hợp danh

Công ty hợp danh là dạng công ty có nhiều thành viên cùng đồng hành xây dựng, góp vốn và chịu trách nhiệm pháp lý về hoạt động của công ty. Mỗi công ty hợp danh cần phải có ít nhất 2 thành viên là chủ sở hữu chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản về các nghĩa vụ. Có 3 hình thức của công ty hợp danh như sau: 

hinh-thuc-doanh-nghiep-hop-danh
Hình thức doanh nghiệp hợp doanh

Công ty TNHH một thành viên

Đây là loại hình doanh nghiệp do 1 tổ chức hoặc 1 cá nhân làm chủ sở hữu có quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động công ty. Công ty TNHH một thành viên không được quyền phát cổ phần, có tư cách pháp nhân từ ngày cấp giấy đăng ký.

Công ty TNHH nhiều thành viên

Công ty TNHH nhiều thành viên sẽ được công nhận khi có 2 thành viên trở lên và số lượng thành viên không quá 50 người. Vốn điều lệ công ty là tổng giá trị phần vốn mà các thành viên đã đóng góp. Công ty không được quyền phát hành cổ phiếu để huy động vốn.

Công ty cổ phần

Công ty cổ phần là doanh nghiệp có cổ đông tối thiểu 3 người chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản. Người có số cổ phần nhiều nhất trong công ty sẽ là người đứng ra chịu trách nhiệm và quản lý hoạt động. Các cổ đông có quyền nhượng cổ phần của mình cho người khác. Công ty có tư cách pháp nhân từ ngày cấp giấy đăng ký và có quyền phát hành chứng khoán để huy động vốn.

Tư vấn thành lập công ty xuất nhập khẩu

Để thành lập công ty xuất nhập khẩu bước đầu tiên cần chuẩn bị đầy đủ thông tin công ty. Đặt tên công ty phải tuân thủ theo quy định pháp luật, sử dụng từ ngữ chuẩn mực nhưng cũng phải dễ nhớ và tạo được ấn tượng với khách hàng. Địa chỉ công ty phải đúng pháp luật, rõ ràng, chính xác và có giấy xác nhận quyền sở hữu hoặc sử dụng.  

tu-van-thanh-lap-doanh-nghiep
Tư vấn thành lập doanh nghiệp

Tiếp đó, phải xác định được loại hình công ty phù hợp với tính chất cũng như khả năng của bản thân hiện tại. Sau khi hoàn thành các ý tưởng khởi đầu, doanh nghiệp cần kê khai và tiến hành đi đăng ký vốn điều lệ, chuẩn bị mọi thứ cần thiết để ra mắt công ty. Cuối cùng, doanh nghiệp cần có người đại diện pháp luật có thể là giám đốc hoặc tổng giám đốc.

Thêm nữa, trên thực tế, trong lĩnh vực xuất nhập khẩu sẽ có rất nhiều ngành nghề khác nhau. Chính vì vậy doanh nghiệp cần lưu ý và tính toán kỹ lưỡng trước khi lựa chọn. Trong quá trình tìm hiểu có bất cứ thắc mắc cần được giải đáp, đến ngay với Vietpro – đơn vị tư vấn hỗ trợ thành lập công ty sẽ đồng hành cùng bạn. 

Vốn điều lệ thành lập công ty xuất nhập khẩu

Khi thành lập công ty xuất nhập khẩu thì doanh nghiệp cần kê khai rõ ràng, chính xác mức vốn điều lệ. Mức vốn này sẽ quyết định quy mô công ty xuất nhập khẩu lớn hay nhỏ. Lưu ý, vốn điều lệ thành lập công ty không bị ràng buộc bởi các loại vốn khác nhưng ảnh hưởng đến mức đóng thuế môn bài hàng năm.

Thành lập công ty xuất nhập khẩu cần chuẩn bị những gì?

Để công ty mới thành lập có thể hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ giấy tờ. Theo đó là những giấy tờ cần phải hoàn thiện tại bước đăng ký hồ sơ thành lập công ty như sau: 

nhung-giay-to-can-hoan-thien-khi-thanh-lap-cong-ty
Những giấy tờ cần hoàn thiện khi thành lập công ty
  • Giấy đề nghị phòng đăng ký kinh doanh cấp giấy phép đăng ký kinh doanh lĩnh vực xuất nhập khẩu;
  • Danh sách thông tin của cổ đông và thành viên công ty;
  • Văn bản điều lệ công ty xuất nhập khẩu;
  • Hộ chiếu, CMND người đăng ký bản sao;
  • Giấy phép đăng ký công ty;
  • Giấy uỷ quyền nếu chủ doanh nghiệp không trực tiếp nộp hồ sơ;
  • Hồ sơ nộp phòng ĐKKD Sở kế hoạch và đầu tư để được cấp phép.

Xem thêm: Những việc cần làm sau khi thành lập công ty

Quy định thành lập công ty xuất nhập khẩu

Trong những năm gần đây, việc mở công ty xuất khẩu nhập khẩu đang nhận được nhiều sự quan tâm của các tổ chức. Các cá nhân cần nắm rõ các quy định mà nhà nước đã ban hành trong việc thành lập công ty.

Nhung-quy-dinh-thanh-lap-cong-ty-xuat-nhap-khau
Quy định thành lập công ty xuất nhập khẩu

Theo đó, người làm chủ phải nắm rõ những quy định vốn thành lập công ty, về loại hình doanh nghiệp, đối tượng cũng như các loại hàng hóa cấm xuất nhập khẩu. Có thể nói, vấn đề về hàng hóa xuất nhập khẩu luôn được quan tâm nhiều nhất. Bởi lẽ trong danh mục hàng hóa sẽ có những mẫu mã bị cấm xuất nhập khẩu, doanh nghiệp phải thận trọng lưu ý, tránh vi phạm pháp luật. 

Điều kiện thành lập công ty xuất nhập khẩu

Với xu thế toàn cầu hoá hiện nay, thành lập công ty xuất nhập khẩu đã và đang là một hướng đi đúng đắn, có tiềm năng.Tuy nhiên, không phải ai cũng có đủ khả năng bước vào lĩnh vực này và ở công ty riêng. Muốn vậy, họ phải đáp ứng được những điều kiện cơ bản sau:  

co-kho-bai-co-dinh-la-mot-trong-nhung-dieu-kien-cua-viec-thanh-lap-cong-ty
Có kho bãi cố định là một trong những điều kiện của việc thành lập công ty
  • Doanh nghiệp phải thành lập theo đúng luật pháp quy định;
  • Cam kết kinh doanh đúng luật pháp Việt Nam và điều ước quốc tế;
  • Kinh doanh đúng ngành nghề hàng hoá đã đăng ký;
  • Doanh nghiệp buôn bán phải đáp ứng điều kiện về vốn điều lệ;
  • Hàng hóa cấm hoặc tạm dừng xuất nhập khẩu phải làm thủ tục tại chi cục Hải quan;
  • Đảm bảo cơ sở vật chất, trụ sở, kho bãi chứa hàng hóa;
  • Đảm bảo hoàn thành đúng và đủ các loại thuế nhà nước trong kinh doanh. 

Cách thành lập công ty xuất nhập khẩu

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ thủ tục thành lập công ty xuất nhập khẩu, doanh nghiệp tiến hành đăng ký mở công ty. Các bước thành lập công ty cụ thể như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ thông tin doanh nghiệp để mở công ty;
  • Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký thành lập công ty;
  • Bước 3: Tiến hành công bố thông tin công ty đã được cấp phép;
  • Bước 4: Hoàn thành điều kiện và xin giấy phép theo quy định;

Thành lập công ty thương mại xuất nhập khẩu   

Thành lập công ty thương mại xuất nhập khẩu là điều có thể nói là khá dễ dàng. Tuy nhiên, làm sao để duy trì được một doanh nghiệp vững mạnh, phát triển, thu nhiều lợi nhuận thì cần có chiến lược kinh doanh bài bản, cụ thể và rõ ràng. 

thanh-lap-cong-ty-thuong-mai-xuat-nhap-khau
Thành lập công ty thương mại xuất nhập khẩu

Đặc biệt với ngành xuất nhập khẩu, bạn phải có kế hoạch huy động vốn cụ thể, đăng ký ngành nghề kinh doanh, lựa chọn người đại diện pháp luật. Trong hoạt động, biết nắm bắt thời cơ, tập trung vào các mặt hàng trọng điểm, mang lại nhiều lợi nhuận nhưng vẫn phải theo quy định pháp luật. Thêm vào đó, các doanh nghiệp cần tìm hiểu đối tác kinh doanh, thị trường để tăng cường mối quan hệ hợp tác, cùng nhau phát triển.

Kinh nghiệm thành lập công ty xuất nhập khẩu

Thực tế cho thấy, trong quá trình mở công ty xuất nhập khẩu, các cá nhân doanh nghiệp sẽ gặp không ít khó khăn. Doanh nghiệp có thể tham khảo một số kinh nghiệm hữu ích khi thành lập công ty xuất nhập khẩu sau:

kinh-nghiem-thanh-lap-cong-ty-xuat-nhap-khau
Kinh nghiệm thành lập công ty xuất nhập khẩu

Nếu doanh nghiệp có chủ đầu tư góp vốn thì thời hạn góp vốn là 90 ngày kể từ ngày có giấy phép đăng ký kinh doanh. Đối với công ty xuất nhập khẩu, ngoài thuế môn bài, thuế GTGT, thuế thu nhập phải đóng thêm thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu. Để thuận tiện trong quá trình đóng thuế, doanh nghiệp có thể đăng ký mua chữ ký số điện tử để thực hiện đóng thuế online.

Một số kinh nghiệm sau khi đăng ký thành lập công ty xuất nhập khẩu

Sau khi mở công ty xuất nhập khẩu có nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn về vấn đề về thuế. Việc đóng thuế là trách nhiệm và nghĩa vụ của bất cứ doanh nghiệp nào. Chính vì vậy, để công ty hoạt động ổn định, đúng pháp luật, doanh nghiệp của bạn phải hoàn thành nhanh chóng khâu này.

Các tổ chức cần đóng thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập, thuế xuất và nhập khẩu sau khi đăng ký thành lập công ty. Thêm nữa, mỗi doanh nghiệp bắt buộc phải mua phần mềm chữ ký số điện tử để phục vụ báo cáo và đóng thuế. Đồng thời, công ty phải xây dựng và phát triển thương hiệu cho doanh nghiệp mình trên nhiều phương tiện hơn nữa để gia tăng đơn hàng. 

Trên đây là tổng hợp những chia sẻ hữu ích về kinh nghiệm thành lập công ty xuất nhập khẩu. Hy vọng những thông tin Việt Pro đã cung cấp giúp các cá nhân, doanh nghiệp giải quyết được những vướng mắc trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Để tiến hành đăng ký thành lập công ty nhanh chóng và đơn giản nhất, bạn có thể tham khảo dịch vụ của Vietpro. Chúng tôi sẽ hỗ trợ và tư vấn thủ tục chi tiết nhất đến bạn. 

 

Bài viết liên quan