Thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân

Hiện nay, doanh nghiệp tư nhân dần phát triển và có nhiều cá nhân, tổ chức thành lập. Tuy nhiên, đối với nhiều người, cụm từ doanh nghiệp tư nhân vẫn còn nhiều xa lạ. Vậy, doanh nghiệp tư nhân là gì và thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để nhận được nhiều thông tin cho bạn. 

Doanh nghiệp tư nhân là gì?

Luật Doanh nghiệp năm 2020 có định nghĩa về doanh nghiệp tư nhân tại Khoản 1 Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020. Theo quy định, doanh nghiệp tư nhân là loại hình doanh nghiệp chỉ do một cá nhân làm chủ. Đồng thời người này tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. 

Như vậy, đặc điểm chung nhất của doanh nghiệp tư nhân là do một người thành lập và sở hữu. Pháp luật có quy định rằng chỉ một cá nhân chỉ được thành lập một doanh nghiệp tư nhân. 

doanh-nghiep-tu-nhan-chi-co-mot-chu-so-huu
Doanh nghiệp tư nhân chỉ có một chủ sở hữu

Doanh nghiệp tư nhân không được góp vốn mua cổ phần, thành lập tại công ty hợp doanh, công ty TNHH. Đồng thời, doanh nghiệp tư nhân là một loại hình doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân. Chính vì điều này mà doanh nghiệp tư nhân không được phát hành chứng khoán hay bất kỳ loại giấy tờ có giá nào khác. 

Ưu điểm nổi bật doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp tư nhân là loại hình khá khác biệt so với những loại hình khác. Doanh nghiệp tư nhân có nhiều ưu điểm, chẳng hạn như:

  • Chủ sở hữu doanh nghiệp chỉ có một người và người này có thể quyết định toàn bộ vấn đề của doanh nghiệp.
  • Thành lập doanh nghiệp tư nhân ít bị ràng buộc hơn vì doanh nghiệp tư nhân có loại chế độ trách nhiệm vô hạn. 
  • Vì có cơ cấu tổ chức công ty khá đơn giản nên dễ dàng quản lý hơn những loại hình doanh nghiệp khác. 
  • Việc có chế độ trách nhiệm vô hạn giúp cho khách hàng có lòng tin. Từ đó, doanh nghiệp tư nhân dễ dàng tìm kiếm được đối tác hợp tác. 
  • Chủ của doanh nghiệp tư nhân có thể bán doanh nghiệp cho người khác. 
doanh-nghiep-tu-nhan-co-uu-diem-la-don-gian-de-quan-ly-va-hop-tac
Doanh nghiệp tư nhân có ưu điểm là đơn giản, dễ quản lý và hợp tác

Doanh nghiệp tư nhân cần có bao nhiêu vốn khi thành lập?

Hiện nay, pháp luật chưa có quy định cụ thể về việc doanh nghiệp tư nhân cần bao nhiêu vốn. Mức vốn để thành lập doanh nghiệp tư nhân tùy thuộc vào việc chủ sở hữu đăng ký. Chủ doanh nghiệp đăng ký mức vốn dựa theo khả năng tài chính của mình. 

thu-tuc-thanh-lap-doanh-nghiep-tu-nhan
Chưa có quy định cụ thể về vốn tối thiểu của doanh nghiệp tư nhân

Chủ sở hữu có nghĩa vụ phải đăng ký chính xác tổng số vốn đầu tư của mình. Trong đó, vốn của doanh nghiệp có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ, vàng và các tài sản khác. Những tài sản này được kê khai rõ ràng và cụ thể về giá, số lượng,.. 

Tất cả các loại vốn vay đều phải được ghi chép rõ ràng trong sổ kế toán và báo cáo tài chính. Bên cạnh đó, chủ doanh nghiệp có quyền thay đổi vốn điều lệ của công ty. Việc thay đổi này cũng phải được ghi rõ ràng vào sổ kế toán. 

Điều kiện, thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân

Việc thành lập doanh nghiệp tư nhân phải tuân theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020. Mà doanh nghiệp tư nhân khi thành lập cần phải thỏa mãn các điều kiện chung và riêng theo quy định của pháp luật. 

Tổng quan các điều kiện khi thành lập doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp tư nhân cũng là một loại hình doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Do vậy, doanh nghiệp tư nhân cần phải có một vài điều kiện chung cần tuân thủ khi thành lập. 

Trước hết, tên của doanh nghiệp tư nhân không được trùng và nhầm lẫn với tên khác. Trụ sở của doanh nghiệp phải có địa chỉ rõ ràng. Ngoài ra, trụ sở của công ty phải có quyền sở hữu và không thuộc các dự án quy hoạch của địa phương. 

Tiếp đến, các ngành nghề kinh doanh phải là ngành nghề được pháp luật cho phép. Doanh nghiệp tư nhân kinh doanh các ngành nghề có điều kiện thì phải thỏa mãn được những điều kiện riêng này. 

Doanh nghiệp tư nhân không yêu cầu có một mức vốn cụ thể. Tuy nhiên, các ngành nghề kinh doanh có điều kiện khác nhau lại yêu cầu một mức vốn khác nhau. Do vậy, doanh nghiệp kinh doanh có điều kiện cần chú ý đến điều này. 

Đối với chủ doanh nghiệp tư nhân khi thành lập cũng có những điều kiện riêng biệt. Chủ thể có quyền đăng ký doanh nghiệp tư nhân là cá nhân Việt Nam, nước ngoài. Tuy nhiên, các cá nhân, tổ chức thuộc Khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 thì không được phép thành lập doanh nghiệp tư nhân. 

Yêu cầu riêng biệt khi thành lập doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp tư nhân có một vài điểm riêng biệt so với công ty cổ phần hay công ty hợp doanh. Do đó, bên cạnh những điều kiện chung, doanh nghiệp tư nhân cũng phải thỏa mãn những điều kiện riêng khi thành lập. 

Trước hết, doanh nghiệp tư nhân chỉ có một chủ sở hữu duy nhất. Người chủ này chịu trách nhiệm về tài sản cũng như toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp tư nhân. 

Bên cạnh đó, mỗi một cá nhân chỉ được làm chủ một doanh nghiệp tư nhân. Bởi vì chủ là người chịu trách nhiệm trực tiếp với doanh nghiệp nên điều này giúp hạn chế được rủi ro. 

Hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân

thu-tuc-thanh-lap-cong-ty-tu-nhan
Thành lập doanh nghiệp tư nhân cần nhiều loại hồ sơ, giấy tờ

Hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân cần phải có những loại giấy tờ sau đây:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp. Giấy này sau khi điền đầy đủ thông tin thì phải do chủ sở hữu của doanh nghiệp ký tên. 
  • Giấy tờ của chủ doanh nghiệp tư nhân, ví dụ như hộ chiếu, chứng minh nhân dân. Các loại giấy này phải là bản sao có chứng thực và vẫn có hiệu lực pháp luật. 
  • Tờ khai thông tin người nộp hồ sơ
  • Bìa hồ sơ được làm từ giấy mỏng hoặc nylon, không có chữ ký và không phục vụ cho mục đích khác
  • Bản sao giấy xác nhận vốn pháp định của cơ quan tổ chức có thẩm quyền đối với doanh nghiệp kinh doanh các ngành nghề cần có vốn theo quy định của pháp luật
  • Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của cá nhân khi kinh doanh các ngành nghề yêu cầu phải có chứng chỉ
  • Mục lục hồ sơ
  • Trường hợp người đại diện theo pháp luật doanh nghiệp ủy quyền nộp hồ sơ thì phải có giấy ủy quyền. 

Nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tư nhân

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền. Hồ sơ được nộp cho Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi công ty đặt trụ sở. Sở Kế hoạch sẽ nhận và giải quyết hồ sơ của doanh nghiệp.

Thời hạn giải quyết

Sau khi nhận được hồ sơ, trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày nộp, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ giải quyết hồ sơ. Trường hợp giấy tờ của công ty đã hợp lệ, doanh nghiệp sẽ được nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Nếu như hồ sơ không hợp lệ, Sở Kế hoạch sẽ trả lời để tổ chức, cá nhân được biết. 

Sau khi có được giấy chứng nhận, doanh nghiệp phải làm thêm một vài thủ tục. Chẳng hạn như thủ tục đóng thuế điện tử, đăng ký hóa đơn, mở tài khoản ngân hàng,.. Khi đã hoàn tất các thủ tục, doanh nghiệp tư nhân sẽ được nhận về một số loại giấy tờ sau:

  • Giấy phép đăng ký kinh doanh và mã số thuế của doanh nghiệp
  • Con dấu của doanh nghiệp
  • Hóa đơn GTGT
  • Thông báo về phát hành hóa đơn
  • Thông báo về mở tài khoản ngân hàng lên Sở Kế hoạch và Đầu tư
  • Thông báo xác nhận nộp hồ sơ điện tử
  • Giấy chứng nhận sử dụng chứng thư số
  • Chữ ký kê khai thuế qua mạng.

Như vậy, thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân bao gồm các quy định kể trên. Doanh nghiệp tư nhân có nhiều ưu điểm nhưng cũng có những mặt hạn chế. Hy vọng với những thông tin trên dịch vụ doanh nghiệp Việt Pro sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ ràng, khách quan về doanh nghiệp tư nhân.

Xem thêm thủ tục thành lập chi nhánh công ty: Tại đây

Bài viết liên quan